(WIP)- Trong nhiều loài kiến, chẳng hạn như các giống thường xuất hiện ở đô thị như Phiedole, Solenopsis hay Camponotus,… thường có đẳng cấp kiến thợ nhỏ hơn nhiều so với kiến chúa và không thể sinh sản. Một số loài trong số này tuân thủ vai trò đẳng cấp nghiêm ngặt: kiến chúa đẻ trứng và kiến thợ làm hết các công việc còn lại, từ kiếm ăn, xây tổ, chăm sóc kiến chúa và con non,… Các nhà khoa học đặt ra một vấn đề là sự khác biệt về hình thái và hành vi này được hình thành như thế nào?
Mới đây, một nhóm các nhà nghiên cứu của Mỹ đã tìm ra một gen mã hóa cho ILP2 (insulin peptide 2) - một chuỗi peptit có chức năng gần giống như insulin ở động vật có vú, là công cụ kích hoạt và kìm hãm sinh sản.
Qua một số nghiên cứu ở các nhóm kiến có kiến chúa và nhóm kiến không có kiến chúa, Kronauer và các cộng sự cho rằng do đột biến cá thể dẫn tới một số cá thể kiến sẽ có lượng insulin cao và số còn lại có lượng insulin thấp hơn.Những con có insulin cao sinh sản liên tục trong khi các con khác bị ức chế. Từ đó dẫn đến hình thành hai đẳng cấp kiến - kiến thợ và kiến chúa.
Sự khác biệt về kích thước của kiến chúa và kiến thợ
Nguồn: Daniel Kronauer
Nguồn:
Rockefeller University. (2018, July 26). “Ant study sheds light on the evolution of workers and queens”. ScienceDaily. Retrieved August 3, 2018 from sciencedaily.com/releases/2018/07/180726162712.htm
Vikram Chandra, Ingrid Fetter-Pruneda, Peter R. Oxley, Amelia L. Ritger, Sean K. McKenzie, Romain Libbrecht, Daniel J. C. Kronauer. Social regulation of insulin signaling and the evolution of eusociality in ants. Science, 2018; 361 (6400): 398 DOI: 10.1126/science. aar5723
Người viết: Vũ Xuân Trường
Phòng TNSH và diệt trừ mối