TextBody
, 18/05/2024
Giải pháp sinh thái - Tái tạo thông minh - Công trình bền vững
vn eng
Giải pháp sinh thái - Tái tạo thông minh - Công trình bền vững

Một số giải pháp trồng rừng ngập mặn ven biển Đồng bằng sông Cửu Long

23/09/2021

Theo thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp tính đến hết năm 2020 đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích rừng ngập mặn (RNM) là 81.888,73 ha, chiếm trên 60,6% diện tích RNM cả nước (135.186,6 ha). Trong đó, diện tích RNM tập trung ở các tỉnh: Cà Mau, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang và Bạc Liêu. RNM ven biển các tỉnh ĐBSCL có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ đê biển, bờ biển, tạo bể chứa các-bon, duy trì đa dạng sinh học và cung cấp nguồn sinh kế cho cộng đồng địa phương.

Trong những năm gần đây vùng ĐBSCL ngày càng đối mặt với những khó khăn do các tác động của biến đổi khí hậu và thiếu hụt phù sa từ phía thượng nguồn sông Mekông về hạ lưu. Hậu quả làm xói lở bờ biển và rừng ngập mặn diễn ra ngày càng nghiêm trọng, xâm nhập mặn tăng ... Do đó, việc nghiên cứu các giải pháp trồng, khôi phục RNM là rất cần thiết để giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu.

Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình là đơn vị đã và đang triển khai các đề tài, dự án các cấp tại vùng ĐBSCL. Các kết quả nghiên cứu của Viện về ứng dụng tường mềm giảm sóng, giảm dòng chảy ven bờ, gây bồi,tạo bãi đã khôi phục thành công hàng trăm héc-ta RNM ven biển tại các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang.

Qua quá trình nghiên cứu, Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình đưa ra một số giải pháp hỗ trợ trồng RNM ứng với một số điều kiện lập địa phổ biến ở vùng ĐBSCL như sau:

- Đối với dạng bãi triều bồi tụ, ổn định thì giải pháp phục hồi rừng ngập mặn bằng sử dụng cây giống được ươm trong túi bầu có chất lượng tốt, kết hợpbiện pháp cố định thân cây ngập mặn và trồng cây ngập mặn ngập mặn.

001 210721

Giải pháp khôi phục rừng ngập mặn tại khu vực bãi triều bồi tụ, ổn định tại tỉnh Sóc Trăng

- Đối với dạng bãi triều xói lở bề mặt, bồi xói xen kẽ thì áp dụng kết hợp giải pháp tường mềm giảm sóng, giảm dòng chảy ven bờ bằng vật liệu địa phương và trồng cây ngập mặn phía trong tường mềm.

- Đối với dạng bãi triều xói lở sâu thì cần phải có công trình cứng giảm sóng từ xa (dạng kết cấu block, đê ngầm, đê trụ rỗng, kè bê tông ly tâm, ...) kết hợp trồng cây ngập mặn phía trong công trình.

003 210721

Giải pháp khôi phục rừng ngập mặn tại khu vựcbãi triều xói lở sâu bằng công trình cứng giảm sóng từ xa tại tỉnh Cà Mau

Tùy theo điều kiện lập địa ở các khu vực khác nhau, các giải pháp áp dụng sẽ được thiết kế chi tiết với các thông số kỹ thuật cho phù hợp với tình hình thực tế.

Người viết: ThS. Lê Văn Tuất

Trung tâm Sinh thái Bảo vệ hồ chứa nước

Tin mới nhất