TextBody
, 05/05/2024
Giải pháp sinh thái - Tái tạo thông minh - Công trình bền vững
vn eng
Giải pháp sinh thái - Tái tạo thông minh - Công trình bền vững
Bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước

Bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước

(Chinhphu.vn) - Bảo tồn, sử dụng bền vững đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái của các vùng đất ngập nước, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và thực hiện các nghĩa vụ của Việt Nam là quốc gia thành viên tham gia Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (Công ước Ramsar).

Xem chi tiết
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành kiểm tra công trường thi công Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành kiểm tra công trường thi công Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng

(Chinhphu.vn) – Sáng nay, 30/10, tại Hòa Bình, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành và đoàn công tác Chính phủ đã thị sát, kiểm tra thực địa công trường Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng trong bối cảnh khu vực bị ảnh hưởng của mưa kéo dài nhiều ngày qua.

Xem chi tiết
Giới thiệu sách “Mối (Isoptera) gây hại các công trình đê đập ở Việt Nam”

Giới thiệu sách “Mối (Isoptera) gây hại các công trình đê đập ở Việt Nam”

Mối (Isoptera) gây hại các công trình đê đập từ rất lâu đã là một vấn được quan tâm đặc biệt bởi các nhà quản lý công trình thủy lợi và rất nhiều các nhà khoa học. Bởi tập tính ưa thích làm tổ và sinh sống trong môi trường đê, đập đã khiến cho mối trở thành loài gây nguy hiểm đến sự an toàn, bền vững của công trình. Các tài liệu về phòng trừ mối khá phong phú, nhưng chủ yếu đề cập đến mối gây hại công trình kiến trúc, kho tàng. Số lượng công trình nghiên cứu và mức độ phong phú, chuyên sâu đến phòng trừ mối gây hại đê, đập còn ít và hạn chế.

Xem chi tiết
Giới thiệu sách chuyên khảo “Đa dạng sinh học khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau”

Giới thiệu sách chuyên khảo “Đa dạng sinh học khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau”

Khu Dự trữ Sinh quyển Mũi Cà Mau là một trong những khu dự trữ sinh quyển thế giới được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (The United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization - UNESCO) công nhận ngày 26 tháng 5 năm 2009.

Khu Dự trữ Sinh quyển Mũi Cà Mau có diện tích 371.506ha với nhiều hệ sinh thái đặc trưng như: hệ sinh thái biển, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới. Mỗi hệ sinh thái đều lưu giữ nguồn tài nguyên sinh vật, tài nguyên địa chất phong phú, có giá trị bảo tồn cao, đã và đang được quan tâm nghiên cứu bảo vệ. Bên cạnh đó, khu vực này còn có nhiều di sản văn hoá, phản ánh lịch sử hình thành và phát triển, đời sống tâm linh của các dân tộc cư trú trong vùng. Vì thế nó mang nhiều ý nghĩa quan trọng trong công tác bảo tồn, phát triển, nghiên cứu khoa học, tuyên truyền và giáo dục.

Xem chi tiết
Giới thiệu sách “Hệ sinh thái vùng triều ven biển đồng bằng sông Cửu Long”

Giới thiệu sách “Hệ sinh thái vùng triều ven biển đồng bằng sông Cửu Long”

Việt Nam là một quốc gia có trên 3.260 km bờ biển, trải dài từ tỉnh Quảng Ninh đến Kiên Giang, có 28 tỉnh, thành phố có rừng ngập mặn và đất ngập mặn ven biển, ven sông, bãi bồi, vụng, vịnh và đầm phá. Các hệ sinh thái quan trọng mang lại nhiều sản phẩm hữu dụng và dịch vụ cho cộng đồng dân cư. Các hệ sinh thái này đa tác dụng ngoài cung cấp gỗ và lâm sản ngoài gỗ, nguồn lợi thủy sản, còn là nơi giải trí, du lịch sinh thái, thấm lọc sinh học, cố định đất, tích tụ C, hấp thụ CO­2 và điều hòa khí hậu. Đặc biệt, rừng ngập mặn là “bức tường xanh” có tác dụng làm giảm sóng, giảm dòng chảy ven bờ tác động vào đê biển, bảo vệ và tạo sinh kế cho cư dân ven biển. Để đạt được mục tiêu khôi phục và phát triển bền vững hệ sinh thái vùng triều cho một khu vực điển hình như đồng bằng sông Cửu Long thì cần nhiều nghiên cứu, đánh giá về một số hệ sinh thái điển hình vùng cửa sông, bãi bồi và rừng ngập mặn làm cơ sở đề xuất các giải pháp sinh thái tổng hợp nhằm phát triển ổn định vùng biển Việt Nam.

Xem chi tiết
Khoa học công nghệ là “chìa khóa” để ứng phó biến đổi khí hậu

Khoa học công nghệ là “chìa khóa” để ứng phó biến đổi khí hậu

(WIP) - Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường diễn biến quá nhanh, khó lý giải, do đó cần thiết phải đẩy mạnh hành động nhất là trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ.

 

Chiều 22/12, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá tình hình triển khai thực hiện Chương trình khoa học và công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và môi trường giai đoạn 2016-2020.

Xem chi tiết
7891011