TextBody
, 22/01/2025
Giải pháp sinh thái - Tái tạo thông minh - Công trình bền vững
vn eng
Giải pháp sinh thái - Tái tạo thông minh - Công trình bền vững

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình (WIP) được thành lập ngày 17/11/2009, theo Quyết định số 3318/QĐ-BNN-TCCB của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Tiền thân của Viện là Trung tâm Nghiên cứu Phòng trừ Mối được thành lập năm 1987.Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình có tài khoản và con dấu riêng. Trụ sở của Viện tại số 267 Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại:  (024) 3852 1162 Fax: (024) 3851 8317

Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình là cơ quan nghiên cứu khoa học cơ bản, khoa học công nghệ và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực Khoa học Tự nhiên. Việnđã và đang chủ trì, tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp tỉnh, các hợp đồng nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất và áp dụng tiến bộ khoa học vào thực tế. Với phương châm liên tục cập nhật các hướng nghiên cứu mới trên thế giới, hiện nay Viện là một trong những cơ quan có uy tín trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu. Từ những hướng nghiên cứu sinh học, sinh thái học cơ bản, đến nay Viện đã mở rộng các hướng nghiên cứu mới chiến lược và đạt được những thành công nhất định. Các hướng nghiên cứu chiến lược của Viện có thể kể đến là:

- Nghiên cứu về mối, công nghệ phòng trừ mối và sinh vật có hại khác.

- Nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ mới để khảo sát, phát hiện ẩn họa trong đê, đập.

- Nghiên cứu và triển khai các giải pháp trồng cây chắn sóng; chắn cát bay, cát chảy bảo vệ đê biển và bờ biển.

- Nghiên cứu các giải pháp cải tạo hồ chứa thủy lợi thành hồ sinh thái sử dụng đa mục tiêu.

-Nghiên cứu, sản xuất và ứng dụng các chế phẩm sinh học phòng trừ mối, sinh vật có hại và xử lý nguồn nước bị ô nhiễm.

- Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh hóa bảo vệ công trình và thiết bị thủy lợi.

- Nghiên cứu đa dạng sinh học và môi trường

II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

1. Chức năng:

a) Viện Sinh thái và Bảo vệ Công trình trực thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đư­ợc thành lập trên cơ sở  tổ chức, sắp xếp lại Trung tâm Phòng trừ mối và sinh vật có hại và các bộ phận có liên quan của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Viện Sinh thái và Bảo vệ Công trình là đơn vị sự  nghiệp khoa học công lập có t­ư cách pháp nhân, có con dấu riêng, đư­ợc mở tài khoản tại kho bạc và ngân hàng Nhà nước; trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội.

c)  Viện Sinh thái và Bảo vệ Công trình có chức năng nghiên cứu khoa học, nghiên cứu khoa học phục vụ các dịch vụ công ích của Nhà nước, tham gia đào tạo và hợp tác Quốc tế, tư­ vấn và chuyển giao công nghệ về phòng trừ mối, bảo vệ công trình Thủy lợi, Thủy điện và các công trình xây dựng khác trong phạm vi cả nư­ớc. 

2. Nhiệm vụ

a) Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền các chư­ơng trình, dự án, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm về khoa học, công nghệ trong lĩnh vực phòng trừ mối, bảo vệ công trình thủy lợi, thuỷ điện và các công trình xây dựng thuộc nhiệm vụ của Viện; tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Nghiên cứu cơ bản có định hướng, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu khoa học phục vụ các dịch vụ công ích của nhà nước về lĩnh vực phòng trừ mối, bảo vệ công trình thủy lợi, thủy điện theo quy định của pháp luật. Các lĩnh vực nghiên cứu cụ thể:

- Khoa học về Mối và công nghệ phòng trừ Mối, sinh vật hại;

- Ứng dụng các công nghệ mới để khảo sát, phát hiện và xử lý ẩn họa trong đê, đập, phát hiện ẩn vật trong các di tích Lịch sử - Văn hóa, khảo sát và đánh giá cấu trúc địa tầng công trình;

- Xử lý các vết nứt ngầm, khối vật liệu hỗn hợp để chống xói lở đê, đập và dải đất liền ven biển;

- Trồng cây chắn sóng, tạo bãi bồi, bảo vệ đê và dải đất liền ven biển;

- Trồng cây chắn cát bay, cát chảy, bảo vệ đê trên vùng cát và ổn định cồn cát;

- Cải tạo hồ chứa nước thành các hồ sinh thái phục vụ đa mục tiêu; các biện pháp hạn chế bồi lắng lòng hồ;

- Các giải pháp bảo tồn, phục hồi hệ sinh thái đầu nguồn để duy trì nguồn nước về hồ;

- Mối quan hệ giữa hệ sinh thái và hệ thống hồ chứa nước trong quy hoạch nguồn nước; các giải pháp đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả các hồ chứa nước;

- Ứng dụng công nghệ sinh học, hóa học bảo vệ, chống xâm thực cho công trình và thiết bị thủy lợi;

- Tuyển chọn và nhân giống các chủng vi sinh vật gây bệnh cho Mối và sinh vật hại;

- Ứng dụng công nghệ sinh học, hóa học để xử lý nguồn nước bị ô nhiễm;

c)  Xây dựng mô hình thử nghiệm; chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ về phòng trừ Mối và Bảo vệ công trình vào phục vụ sản xuất.

d) Cung cấp các dịch vụ tư vấn về phòng trừ mối, xử lý ẩn hoạ trong công trình, khảo sát đánh giá cấu trúc địa tầng, ẩn họa trong đê đập, ẩn vật trong các di tích lịch sử -  văn hoá, các biện pháp chắn sóng bảo vệ đê biển và dải đất liền ven biển, chống cát bay, cát chảy, xử lý bồi lắng lòng hồ, phục hồi hệ sinh thái lòng hồ, chống ăn mòn thiết bị thủy lợi; tham gia tư vấn và thẩm tra các dự án đầu tư, xây dựng thủy lợi theo quy định của Luật xây dựng. Tư vấn thẩm định thuốc, chế phẩm phòng trừ mối và các giải pháp phòng trừ Mối trong hàng hoá xuất nhập khẩu có chứa xen lu lô.

đ) Tổ chức biên soạn các quy trình, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn định mức kinh tế, kỹ thuật thuộc lĩnh vực được giao, trình cấp có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật.

e) Tổ chức sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu thuộc lĩnh vực được giao.

g) Thông tin khoa học công nghệ theo chuyên ngành.

h) Hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; liên doanh, liên kết trong và ngoài nước để thực hiện nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đào tạo thuộc về lĩnh vực phòng trừ mối và bảo vệ công trình.

i) Tham gia đào tạo bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật trong lĩnh vực Phòng trừ mối và Bảo vệ công trình.

k) Quản lý tài chính, tài sản và các nguồn lực khác đ­ược giao theo qui định của pháp luật.

l) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ và Giám đốc Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam giao.

III. CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

1. Nghiên cứu phòng trừ mối và sinh vật hại

a) Nghiên cứu khoa học, công nghệ trong lĩnh vực phòng trừ mối, bảo vệ công trình thủy lợi, thủy điện và các công trình xây dựng;

b) Khoa học về mối và công nghệ phòng trừ mối, sinh vật hại;

c) Tuyển chọn và nhân giống các chủng vi sinh vật gây bệnh cho Mối và sinh vật hại;

d) Ứng dụng và sản xuất các chế phẩm sinh học phòng trừ mối và sinh vật hại;

2. Sinh thái bảo vệ đê

a) Trồng cây chắn sóng, tạo bãi bồi, bảo vệ đê và dải đất liền ven biển;

b) Trồng cây chắn cát bay, cát chảy, bảo vệ đê trên vùng cát và ổn định cồn cát;

c) Cung cấp các biện pháp chắn sóng bảo vệ đê biển và dải đất liền ven biển, chống cát bay, cát chảy;

3. Sinh thái bảo vệ hồ chứa

a) Các giải pháp bảo tồn, phục hồi hệ sinh thái đầu nguồn để duy trì nguồn nước về hồ;

b) Mối quan hệ giữa hệ sinh thái và hệ thống hồ chứa nước trong quy hoạch nguồn nước; các giải pháp đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả các hồ chứa  nước;

c) Cải tạo hồ chứa nước thành các hồ sinh thái phục vụ đa mục tiêu; các biện pháp hạn chế  bồi lắng lòng hồ;

4. Phát hiện và xử lý ẩn họa cho công trình xây dựng

a) Xử lý các vết nứt ngầm, khối vật liệu hỗn hợp để chống xói lở đê, đập và dải đất liền ven biển;

b) Ứng dụng công nghệ sinh học, hóa học bảo vệ, chống xâm thực cho công trình và thiết bị thủy lợi;

c) Ứng dụng các công nghệ mới để khảo sát, phát hiện và xử lý ẩn họa trong đê, đập, phát hiện ẩn vật trong các di tích lịch sử - văn hóa, khảo sát và đánh giá cấu trúc địa tầng công trình;

5. Tư vấn thiết kế, thi công công trình

a) Tư vấn, thi công công trình thủy lợi, thủy điện, giao thông, dân dụng và công nghiệp;

b) Thiết kế công trình thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật;

c) Thẩm tra thiết kế công trình thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật;

d) Tư vấn khảo sát đánh giá cấu trúc địa tầng, khảo sát địa hình, địa chất công trình, ẩn họa trong đê, đập, ẩn vật trong các di tích lịch sử - văn hóa;

đ) Tham gia tư vấn và thẩm định các dự án đầu tư, xây dựng, thủy lợi theo quy định của Luật Xây dựng;

6. Tài nguyên sinh vật, đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường

a) Nghiên cứu đa dạng sinh học;

b) Nghiên cứu nguồn lợi sinh vật;

c) Quan trắc môi trường, quan trắc đa dạng sinh học;

d) Ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin đại lý (GIS) trong nghiên cứu đa dạng sinh học;

đ) Nghiên cứu và dự báo biến động về môi trường, địa lý, tài nguyên sinh vật, các tác động khác ảnh hưởng đến tài nguyên, môi trường, đa dạng sinh học;

e) Đánh giá tác động môi trường, đánh giá tác động môi trường chiến lược;

g) Kiểm tra và phân tích kỹ thuật đo lường các chỉ số môi trường, ô nhiễm không khí và nước;

h) Ứng dụng công nghệ sinh học, hóa học để xử lý nguồn nước bị ô nhiễm;

IV. GIẢI THƯỞNG, BẰNG KHEN

Quá trình phát triển đáng tự hào của Viện đã được ghi nhận bằng nhiều hình thức khen thưởng của Nhà nước, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các cơ quan ban ngành khác.

Ngày 14/4/2022, Viện đã vinh dự đón nhận Huân chương lao động hạng Nhất của Chủ tịch nước trao tặng và nhiều bằng khen, giải thưởng như:

- Huân chương lao động hạng Nhì của Chủ tịch nước, số 2319/QĐ-CTN ngày 04/12/2013;

- Huân chương lao động hạng Ba của Hội đồng nhà nước (lần 1), số 880KT/HĐNN ngày 11/5/1992;

- Huân chương lao động hạng Ba của Chủ tịch nước (lần 2), số 1249QĐ/CTN ngày 10/11/2006;

- Bằng khen của Thủ tướng chính phủ, số 1170QĐ/TTg ngày 07/11/2005;

- Bằng khen của Thủ tướng chính phủ, số 160/QĐ-TTg, ngày  26/01/2011;

- Cờ thi đua Chính phủ số 840/QĐ-TTg, ngày 08/7/2019;

- Cờ thi đua Chính phủ số 1534/QĐ-TTg, ngày 08/10/2020;

- Bằng khen của Uỷ ban KHKT nhà nước, số 917-QĐ/KT ngày 13/12/1987;

- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 2326 ngày 29/5/2001;

- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 1355 ngày 18/5/2004;

- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 1244/QĐ-BNN ngày 09/3/2007;

- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,  số 1692/QĐ-BNN-TCCB, ngày 22/6/2009;

- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 4614/QĐ-BNN-TCCB,  ngày 09/11/2016; 

- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 3711/QĐ-BNN-TCCB, ngày 26/9/2019; 

- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 5354/QĐ-BNN-TCCB, ngày 29/12/2020; 

- Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam lần thứ 1, số 2752/QĐ-BNN-TCCB, ngày 01/11/2012;

- Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam, số 4139/QĐ-BNN-TCCB ngày 20/10/2015;

- Cúp vàng Thương hiệu Việt năm 2006;

- Cúp vàng sản phẩm AgroViet của Bộ NN & PTNT, giấy chứng nhận số 2862/QĐ-BNN-VP ngày 28/9/2007;

- Top 500 Thương hiệu hàng đầu Việt Nam năm 2008;

- Cúp vàng chất lượng hội nhập WTO năm 2009.

V. HỢP TÁC NGHIÊN CỨU

Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình có quan hệ hợp tác với một số trường đại học và các viện nghiên cứu trong và ngoài nước:

- Trường Đại học Georgia (Hoa Kỳ);

- Trường Đại học Florida (Hoa Kỳ);

- Trường Đại học Bourgogne (Pháp);

- Trường Đại học Sains (Malaysia);

- Viện Côn trùng Quảng Đông (Trung Quốc);

- Viện Địa hóa Quảng Châu (Trung Quốc);

- Trung tâm chống mối Triết Giang (Trung Quốc);

- Trung tâm đất khô hạn Tottori (Nhật Bản);

- Viện Công nghệ sinh học;

- Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật;

- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

VI. HỆ THỐNG TỔ CHỨC

1. Ban lãnh đạo viện: gồm Viện trưởng và các Phó Viện trưởng

- Viện trưởng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Viện.

- Các Phó Viện trưởng do Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Viện trưởng sau khi báo cáo được Bộ chấp nhận, chịu trách nhiệm trước Viện trưởng, trước pháp luật về lĩnh vực được phân công phụ trách hoặc ủy quyền.

2. Các phòng nghiệp vụ:

- Phòng Tổ chức, Hành chính;

- Phòng Kế hoạch, Tài chính

3. Các phòng chuyên môn:

- Phòng thí nghiệm Sinh hóa và Diệt trừ mối;

- Phòng Nghiên cứu Ứng dụng địa vật lý.

4. Các Trung tâm nghiên cứu:

- Trung tâm Nghiên cứu Phòng trừ mối;

- Trung tâm Sinh học Bảo vệ đê;

- Trung tâm Sinh thái Bảo vệ hồ chứa nước.

VII. CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT

- Nhà xưởng: Viện có 3 trung tâm nghiên cứu khoa học, 2 phòng thí nghiệm với hàng chục nhóm chuyên môn khác nhau như Đa dạng sinh học, Phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái, Quản lý tài nguyên thiên nhiên, Sinh thái bảo vệ hồ chứa, Sinh thái bảo vệ đê, Bản đồ viễn thám, Đánh giá tác động môi trường, Khoa học về Mối và công nghệ phòng trừ Mối, sinh vật hại, Tư vấn khảo sát đánh giá cấu trúc địa tầng, khảo sát địa hình, địa chất công trình, ẩn họa trong đê, đập, ẩn vật trong các di tích lịch sử - văn hóa, Tư vấn, thi công công trình thủy lợi, thủy điện, giao thông, dân dụng và công nghiệp,… được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất (nhà xưởng, phòng thí nghiệm, hệ thống thông tin liên lạc, máy tính, máy in,…).

- Trang thiết bị chủ yếu: Viện có đầy đủ các máy móc và trang thiết bị chuyên dụng phục vụ cho các hướng nghiên cứu chiến lược của Viện như Tài nguyên sinh vật, Đa dạng sinh học và Bảo vệ môi trường; Nghiên cứu phòng trừ mối, sinh vật hại; Biện pháp sinh học bảo vệ đê biển, Biện pháp sinh học bảo vệ hồ chứa nước; Phát hiện và xử lý ẩn họa cho công trình xây dựng; Tư vấn thiết kế, thi công công trình.

 - Ngoài ra, thư viện của Viện có hàng trăm tài liệu tham khảo, định loại vật mẫu phục vụ cho các hướng nghiên cứu của Viện./.