TextBody
, 23/01/2025
Giải pháp sinh thái - Tái tạo thông minh - Công trình bền vững
vn eng
Giải pháp sinh thái - Tái tạo thông minh - Công trình bền vững

Họp Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở nhiệm vụ khoa học và công nghệ độc lập cấp Quốc gia

30/06/2020

(WIP) – Ngày 30/6/2020, Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình đã tổ chức họp Hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu cấp cơ sở Đề tài KH&CN độc lập cấp Quốc gia “Nghiên cứu xây dựng mô hình sinh thái bền vững trên vùng triều ven biển đồng bằng sông Cửu Long”, mã số 10/2017/HĐ.ĐTĐL.CN.CNN do TS. Nguyễn Hoàng Hanh làm chủ nhiệm, Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình, Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam chủ trì thực hiện.

Hội đồng nghiệm thu gồm có GS.TS Nguyễn Vũ Việt, Giám đốc Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam, chủ tịch Hội đồng; PGS.TS Ngô Đình Quế, Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam, phản biện 1; PGS. TS Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, phản biện 2; Cùng các uỷ viên: GS.TSKH. Vũ Quang Mạnh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; PGS.TS. Trần Chí Trung, Trung tâm Tư vấn quản lý thủy nông có sự tham gia của người dân; Ông Như Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng Thuỷ sản, Tổng cục Thủy sản và TS. Mai Cao Trí, Trường Đại học Xây dựng.

Về phía cơ quan quản lý đề tài, Bộ Khoa học và Công nghệ có ông Nguyễn Hải Nam, Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật; ông Nguyễn Văn Minh, Văn phòng Các chương trình trọng điểm cấp Nhà nước. Đại diện Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam có PGS. TS. Nguyễn Thanh Bằng, Trưởng ban Kế hoạch, Tổng hợp.

Về phía cơ quan chủ trì đề tài, Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình có PGS. TS. Nguyễn Quốc Huy, Viện trưởng cùng các thành viên trong nhóm quản lý và thực hiện đề tài.

Sau lời khai mạc Hội nghị của PGS.TS. Nguyễn Quốc Huy, Viện trưởng Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình; TS. Nguyễn Hoàng Hanh, chủ nhiệm Đề tài đã thay mặt nhóm thực hiện báo cáo trước Hội đồng quá trình thực hiện và kết quả đạt được của nhiệm vụ.

Qua quá trình khảo sát, nghiên cứu từ năm 2017 – 2020, đề tài đã cho thấy cái nhìn tổng quan về hiện trạng các hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái bãi bồi vùng ven biển, hiện trạng các mô hình sinh thái cửa sông, các mô hình sinh thái nuôi trồng thuỷ sản vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long.

Đề tài đã xây dựng bộ tiêu chí về đánh giá mô hình sinh thái bền vững và hoàn thành bản hướng dẫn kỹ thuật về xây dựng mô hình, trồng RNM, điều tiết nguồn nước, NTTS, quản lý và vận hành mô hình cho cộng đồng.

Xây dựng được 02 mô hình sinh thái bền vững trên hai vùng biển Đông và biển Tây cho kết quả cây ngập mặn được trồng trong mô hình sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ cây sống trên 85% giúp gia tăng hiệu quả giảm sóng đồng thời tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản. Sinh kế của các hộ dân tham gia trong mô hình được cải thiện đáng kể với lợi nhuận 50 triệu đồng/1ha/1 vụ nuôi thủy sản.

Các kết quả nghiên cứu của đề tài đã hoàn thành việc đào tạo 02 thạc sĩ, góp phần đạo tạo 02 tiến sĩ; Xuất bản 09 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành.

Ngoài ra, dựa trên các kết quả đạt được, đề tài đã hoàn thành vượt chỉ tiêu 01 cuốn sách chuyên khảo hệ sinh thái vùng triều ven biển đồng bằng sông Cửu Long đang trong quá trình thẩm định, đánh giá chờ xuất bản. 

Sau khi nghe nhận xét của các thành viên trong Hội đồng, GS.TS. Nguyễn Vũ Việt, chủ tịch Hội đồng kết luận:  Đây là một đề tài có ý nghĩa thực tiễn to lớn, nghiên cứu vấn đề có tính cấp thiết của nước ta hiện nay trong việc phát triển và bảo tồn các hệ sinh thái vùng cửa sông, bãi bồi và rừng ngập mặn. Các kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học và thực tiễn để triển khai các mô hình sinh thái bền vững vùng triều ven biển đồng bằng sông Cửu Long. Đề tài đã hoàn thành đúng tiến độ đề ra, đầy đủ về mặt số lượng, khối lượng, chủng loại các sản phẩm khoa học theo đề cương đã được duyệt; hồ sơ nhiệm vụ chuẩn bị nghiêm túc, đúng quy định.

Chủ tịch Hội đồng yêu cầu Chủ nhiệm và nhóm thực hiện Đề tài chỉnh sửa các lỗi văn bản, bố cục lại báo cáo tổng hợp, nêu cụ thể các phương pháp và cách thức bố trí thí nghiệm theo các nội dung nghiên cứu, làm rõ dung lượng mẫu, ô tuyến trong điều tra về lâm học, chỉnh sửa, bổ sung theo những ý kiến góp ý của các thành viên Hội đồng.

Đề tài được đánh giá đạt yêu cầu để trình Bộ Khoa học và Công nghệ nghiệm thu chính thức.

 Một số hình ảnh tại cuộc họp

PGS.TS. Nguyễn Quốc Huy, Viện trưởng Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình phát biểu khai mạc cuộc họp

 Nguyễn Hoàng Hanh, chủ nhiệm đề tài báo cáo kết quả thực hiện đề tài

PGS.TS. Ngô Đình Quế, Hội khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam, phản biện 1 phát biểu tại cuộc họp

PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, phản biện 2, phát biểu tại cuộc họp GS.TSKH. Vũ Quang Mạnh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội phát biểu tại cuộc họp

PGS.TS. Trần Trí Trung, Trung tâm Tư vấn Quản lý Thuỷ nông có sự tham gia của người dân phát biểu tại cuộc họp

Ông Như Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ nuôi trồng Thuỷ sản, Tổng cục Thuỷ sản phát biểu tại cuộc họp

Ông Nguyễn Hải Nam, Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ phát biểu tại cuộc họp

Ông Nguyễn Văn Minh, Văn phòng Các chương trình trọng điểm cấp Nhà nước, phát biểu tại cuộc họp

GS.TS. Nguyễn Vũ Việt, Giám đốc Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam, chủ tịch Hội đồng phát biểu kết luận cuộc họp

Người viết: Trần Thu Huyền

 Phòng Kế hoạch, Tài chính