TextBody
, 22/12/2024
Giải pháp sinh thái - Tái tạo thông minh - Công trình bền vững
vn eng
Giải pháp sinh thái - Tái tạo thông minh - Công trình bền vững

Nước biển dâng có thể “nuốt chửng” các rừng ngập mặn Thái Bình Dương

20/03/2018

Các loài sinh vật sinh sống ở các vùng đầm lầy ở Thái Bình Dương có thể nhanh chóng gặp rắc rối. Theo một nghiên cứu mới, nước biển dâng có thể làm biến mất các vùng ngập mặn dọc bờ biển Thái Bình Dương thuộc địa phận Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ này.

Điểm mấu chốt là, đặc biệt ở California, phần lớn rừng ngập mặn sẽ biến mất vào năm 2100, số còn lại sẽ biến mất vào năm 2050.

Richard Ambrose, Giáo sư ngành môi trường tại Đại học California cùng các cộng sự đã tiến hành khảo sát 14 rừng ngập mặn dọc bờ biển Thái Bình Dương, đại diện cho đặc trưng vật lý của mỗi loài. Các nhà khoa học đã thiết kế các mô hình để dự báo mỗi vùng đầm lầy sẽ bị ảnh hưởng bởi các kịch bản nước biển dâng khác nhau.

Trong một kịch bản mực nước biển dâng hạn chế, tác động sẽ nhỏ. Tuy nhiên, mực nước biển dâng trung bình và lớn thì tác động sẽ lớn hơn. Trong một kịch bản tồi tệ, các vùng ngập mặn sẽ hoàn toàn biến mất.

Nhưng ngay cả những dự đoán theo kịch bản khắc nghiệt có thể cũng ở mức ôn hòa. Một nghiên cứu gần đây cho thấy tình trạng nước biển dâng toàn cầu có thể kéo dài 300 năm nữa sau khi khí thải các bon và khí quyển nóng lên yếu đi. Việc tốt nhất các nhà khoa học có thể làm là đưa ra nhiều khả năng và xác định các bước mà cộng đồng và chính phủ có thể thực hiện để ngăn chặn và chuẩn bị cho các kịch bản tồi tệ nhất.

Theo nghiên cứu mới, các kịch bản mức độ vừa phải có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho cộng đồng động thực vật, bao gồm dễ chịu tổn thương như các loài cá và chim sinh sống hoặc ghé qua vùng đầm lầy Thái Bình Dương.

Ở những nơi khác trên đất nước Mỹ, rừng ngập mặn có thể biến thành đất liền khi nước biển dâng. Nhưng dọc bờ biển Thái Bình Dương, sự gia tăng của địa hình dốc và phát triển đô thị dày đặc có thể làm cho quá trình biến đổi vùng đầm lầy không xảy ra ở hầu hết các nơi.

Ngoài việc cung cấp nơi trú ẩn và nuôi dưỡng các loài chim, động vật có vú và cá, rừng ngập mặn cũng giúp bảo vệ con người chống lại lũ lụt và cung cấp các dịch vụ lọc giúp giữ cho độc tố không di chuyển vào các hệ thống nước ngọt nội địa.

Các nhà khoa học cho rằng phải làm nhiều hơn nữa để bảo vệ các vùng ngập mặn đang tồn tại. Các nhà nghiên cứu hiện đang thử nghiệm lắng đọng trầm tích để nâng cao đất và bảo vệ các vùng đầm lầy./.

Nguồn: mard.gov.vn

Tin mới nhất