TextBody
, 05/01/2025
Giải pháp sinh thái - Tái tạo thông minh - Công trình bền vững
vn eng
Giải pháp sinh thái - Tái tạo thông minh - Công trình bền vững

Ảnh hưởng của loài giáp xác chân đều (Sphaeroma terebrans Bate, 1866) đến sinh trưởng và hình thái hệ thống rễ thở của cây Đước đỏ Rhizophora mangle tại vùng Caribbean

23/09/2019

(WIP) - Rừng ngập mặn hình thành nên môi trường sống quan trọng giữa đất liền và biển ở các vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. Hệ thống rễ cây ngập mặn cung cấp nơi ở cho các loài sinh vật cộng sinh rễ và loài động vật đáy di động như cá, giáp xác.

Khu hệ sinh vật này có thể ảnh hưởng đến sự phân đới, cấu trúc và sự sinh trưởng của rừng ngập mặn. Các loài sinh vật đục thân làm thay đổi cấu trúc cây và sự phân bố khe tán. Loài giáp xác chân đều (Sphaeroma terebrans) đục hang trong rễ, thân cây ngập mặn. Chúng là loài ăn lọc, không ăn mô cây ngập mặn nhưng làm giảm sự sinh trưởng của rễ, thậm chí làm teo hoặc đứt rễ. Nghiên cứu được tiến hành tại vùng biển Caribbean và Florida đánh giá ảnh hưởng của loài Sphaeroma terebrans đến sinh trưởng và hình thái hệ thống rễ thở của cây Đước đỏ. Ở công thức thí nghiệm, rễ cây ngập mặn được bọc trong ống vải bằng sợi thủy tinh 1mm chiều dài 120cm, đường kính 25cm có 1 đầu kín và 1 đầu mở. Đầu mở được buộc cố định bằng nút buộc ở cách đầu rễ 30cm để đánh dấu. Ở công thức đối chứng, rễ cây ngập mặn cũng được buộc nút cách đầu rễ 30cm. Kết quả cho thấy, loài giáp xác chân đều Sphaeroma terebrans ảnh hưởng đến hình thái rễ cây Đước đỏ. Rễ cây Đước đỏ tăng trưởng gấp 2,5 -19 lần ở công thức thí nghiệm so với công thức đối chứng. Ngoài ra, 15% rễ ở công thức thí nghiệm phát triển và bám vào lớp bùn, trong khi ở công thức thí nghiệm tỉ lệ này là 0%. Do làm giảm khả năng sinh trưởng và ngăn chặn rễ bám vào thể nền, Sphaeroma terebrans có thể làm hạn chế khả năng mở rộng về phía biển của cây ngập mặn. Ngoài ra, việc thay đổi hình thái cây, mật độ rễ cây ngập mặn do tác động của Sphaeroma terebrans, có thể làm thay đổi khu hệ sinh vật vùng rễ, khả năng bồi tụ và xói mòn, thủy động lực học vùng trồng cây ngập mặn.

 

 Hình 1. Triệu chứng gây hại của Sphaeroma terebrans trên cây Đước đỏ

 

Nguồn:  Davidson, T. M., G. M. Ruiz, and M. E. Torchin. 2016. Boring crustaceans shape the land–sea interface in

brackish Caribbean mangroves. Ecosphere 7(8):e01430. 10.1002/ecs2.1430

Người viết: Trần Thị Lợi

Trung tâm Sinh học và Bảo vệ đê

Bài viết khác

Tin mới nhất