TextBody
, 09/01/2025
Giải pháp sinh thái - Tái tạo thông minh - Công trình bền vững
vn eng
Giải pháp sinh thái - Tái tạo thông minh - Công trình bền vững

Đánh giá thực trạng sạt lở dải ven biển từ mũi Cà Mau đến rạch Tiểu Dừa, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau

28/08/2017

(WIP) - Sạt lở bờ biển và suy thoái rừng ngập mặn đã và đang diễn biến hết sức nghiêm trọng và khó lường tại các tỉnh ven biển tỉnh Cà Mau. Tại nhiều khu vực, xói lở đã tác động trực tiếp đến các khu dân cư, công trình phòng chống thiên tai, cơ sở hạ tầng và làm mất nhiều diện tích rừng phòng hộ ven biển, tác động nghiêm trọng đến các hệ sinh thái, đời sống của người dân.

Trước thực trạng xâm thực của biển tấn công vào đất liền, các khu dân cư ven biển, từ 17/10/2017 đến ngày 22/10/2017 Viện Sinh Thái và Bảo vệ công trình phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau cùng đi kiểm tra, đánh giá sạt lở bờ biển một số vị trí tại đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, huyện Phú Tân, huyện Trần Văn Thời và huyện U Minh để tìm ra hướng giải quyết cho khu vực sạt lở.

Nội dung khảo sát tập trung vào các vấn đề bức xúc đã và đang xảy ra tại địa phương như: (i) Thực trạng sạt lở, suy giảm diện tích rừng ngập mặn; (ii) Sự thay đổi về quy luật xói lở, bồi tụ tại khu vực; (iii) Thực trạng biến động bãi.

Kết quả khảo sát, bước đầu đoàn đã đưa ra nhận định sơ bộ sau: Khu vực từ Đất Mũi đến cửa sông Bảy Háp không hình thành bậc xói lở, tuy nhiên tốc độ bồi tụ đang có xu hướng chậm lại; Khu vực huyện Phú Tân biến động bãi mạnh, cao trình bãi bồi biến động từ -0,4m đến -0,5m; Khu vực huyện Trần Văn Thời bậc xói lở cao từ 1,5 đến 2m, cao trình bãi bồi biến động từ - 0,8m đến - 1,0m, có những điểm cao trình bãi bồi đến -1,4m; Khu vực từ cống Hương Mai đến rạch Tiểu Dừa trước đây xói lở mạnh nhưng hiện nay đang có xu hướng bồi tụ và hình thành nhiều bãi nhỏ, phân tán, cao trình bãi bồi khoảng +0,1m.

 Một số hình ảnh xói lở tại xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời

Một số hình ảnh xói lở tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển

Một số hình ảnh xói lở tại khu vực cống Hương Mai

Hiện tại Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình đang tổng hợp, phân tích số liệu từ đó đề xuất giải pháp phù hợp nhằm hạn chế sạt lở, suy giảm diện tích rừng ngập mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay./.

ThS. Hoàng Thị Linh Giang

 Trung tâm Sinh học Bảo vệ đê

Bài viết khác

Tin mới nhất