(WIP) - Thực hiện kế hoạch triển khai năm 2018 của đề tài "Nghiên cứu xây dựng mô hình sinh thái bền vững trên vùng triều ven biển đồng bằng sông Cửu Long", trong thời gian từ ngày 15 tháng 6 đến ngày 17 tháng 6 năm 2018, TS. Ngô Xuân Nam- Phó Viện trưởng Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình và nhóm nghiên cứu của Trung tâm Sinh học Bảo vệ đê tiến hành chuyến thực địa tại vị trí xây dựng mô hình ở vùng triều ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. Mục tiêu của chuyến thực địa là đánh giá vị trí đượlựa chọn để xây dựng mô hình sinh thái bền vững vùng triều tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Nội dung làm việc của đoàn bao gồm:
- Trao đổi ý kiến với người dân địa phương về thông tin liên quan đến việc xây dựng mô hình;
- Khảo sát các yêu cầu cần thiết để xây dựng mô hình;
- Xác định vị trí, quy mô, ranh giới cụ thể khu vực xây dựng mô hình.
Qua quá trình nghiên cứu đánh giá hiện trạng về khu vực xây dựng mô hình nhóm nghiên cứu nhận thấy một số vấn đề tồn tại như sau:
- Bãi bồi có xu hướng bị xói lở, đai rừng ngập mặn dần bị thu hẹp;
- Hệ thống thuỷ lợi, điều tiết nước bị xuống cấp không đáp ứng được các yêu cầu tuần hoàn nước phục vụ nuôi thủy sản sinh thái;
- Các mô hình sinh thái nuôi trồng thủy sản hiện nay đang áp dụng kỹ thuật bản địa trên cơ sở là kinh nghiệm của người dân nên chưa có đủ cơ sở khoa học để đưa ra giải pháp phù hợp, năng suất nuôi thủy sản ngày càng giảm không đáp ứng được yêu cầu cuộc sống của người dân địa phương.
Do vậy, cần áp dụng các giải pháp nâng cấp, cải tiến các mô hình sinh thái nuôi trồng thủy sản, biện pháp điều tiết, tuần hoàn nước để cải thiện chất lượng môi trường và tăng nguồn thức ăn tự nhiên trong mô hình. Khôi phục và phát triển đai rừng hiện có bằng các giải pháp lâm sinh.
Một số hình ảnh của chuyến khảo sát:
Khảo sát hiện trạng mô hình sinh thái nuôi trồng thủy sản
Hiện trạng kênh điều tiết nước trong mô hình nuôi trồng thủy sản
Hiện trạng cống điều tiết nước
Hiện trạng bãi bồi và sạt lở rừng ngập mặn
Nguồn: ThS. Hoàng Thị Linh Giang
Trung tâm Sinh học bảo vệ đê
Tin mới nhất