TextBody
, 22/01/2025
Giải pháp sinh thái - Tái tạo thông minh - Công trình bền vững
vn eng
Giải pháp sinh thái - Tái tạo thông minh - Công trình bền vững

Giới thiệu sách “Khoa học bảo quản hiện vật bảo tàng và sinh vật gây hại”

27/09/2022

Bảo tàng là nơi trưng bày, lưu giữ tài liệu và các hiện vật của quá khứ liên quan đến một hoặc nhiều lĩnh vực của khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội. Mục đích của bảo tàng là giáo dục, học tập, nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và đáp ứng trí tò mò tìm hiểu lịch sử của con người. Các hiện vật trưng bày trong bảo tàng là vật chất cụ thể tạo nên giá trị cho bảo tàng, vì vậy việc bảo quản hiện vật được xem là nhiệm vụ hàng đầu ở mọi bảo tàng. Công tác bảo quản hiện vật bảo tàng có thể được xem là một môn khoa học, là một chuyên ngành tổng hợp của khoa học tự nhiên. Thực tế hiện nay ở nước ta, kiến thức và đội ngũ cán bộ bảo quản hiện vật bảo tàng vừa thiếu, vừa yếu; chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn theo tiến trình phát triển xã hội. Bằng chứng là các tài liệu về lĩnh vực này còn tản mạn và chỉ giới hạn ở một vài nhóm hiện vật bảo quản, thậm chí mang tính kĩ thuật và quản lí hành chính.

Cuốn sách “Khoa học bảo quản hiện vật bảo tàng và sinh vật hại” cung cấp cho người đọc những tư liệu bổ ích trong nghiên cứu khoa học và kỹ thuật bảo quản hiện vật bảo tàng. Cuốn sách được biên soạn bởi tập thể các nhà khoa học: GS.TS. Bùi Công Hiển - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc Gia Hà Nội, PGS.TS. Vũ Văn Liên - Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, PGS.TS. Nguyễn Quốc Huy - Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình và TS. Bùi Tuấn Việt - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, được Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và công nghệ phát hành năm 2022.

Cuốn sách gồm 4 chương, trong đó chương 1 là cái nhìn tổng quát về vị trí, vai trò và nội dung bảo quản hiện vật bảo tàng. Chương 2 giới thiệu về các yếu tố ảnh hưởng đến hiện vật bảo tàng, bao gồm yếu tố con người, yếu tố sinh vật (Biotic) và yếu tố phi sinh vật (Abiotic) như địa hình, khí hậu, vi khí hậu, thời tiết, thiên tai. Chương 3 nêu chi tiết về các loài sinh vật gây hại hiện vật bảo tàng. Chương 4 cũng là chương cuối cùng của cuốn sách đưa ra các nguyên tắc phòng chống sinh vật gây hại hiện vật bảo tàng nói chung, đồng thời đề cập đến biện pháp phòng trừ một số đối tượng sinh vật hại bảo tàng cụ thể như mối, kiến, chuột.

Với lượng thông tin và tri thức đã cung cấp, cuốn sách trở thành tài liệu quí giá có thể dùng trong công tác đào tạo và nghiên cứu về khoa học và kỹ thuật bảo quản hiện vật bảo tàng, đáp ứng đòi hỏi thực tế hiện nay ở nước ta về lĩnh vực này. Cuốn sách cũng có thể được ứng dụng tham khảo trong các cơ quan quản lý. Các Cục lưu trữ hay các Thư viện cũng nên có trong tay cuốn sách này để có thể bổ sung và hỗ trợ kiến thức về khoa học bảo quản hiện vật bảo tàng và sinh vật hại, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành và sử dụng

Bìa cuốn sách “Khoa học bảo quản hiện vật bảo tàng và sinh vật gây hại”

Bìa cuốn sách “Khoa học bảo quản hiện vật bảo tàng và sinh vật gây hại”

Người viết: ThS. Trần Thị Thu Huyền 

Phòng Kế hoạch - Tài chính 

 

Bài viết khác

Tin mới nhất