TextBody
, 22/01/2025
Giải pháp sinh thái - Tái tạo thông minh - Công trình bền vững
vn eng
Giải pháp sinh thái - Tái tạo thông minh - Công trình bền vững

Hội thảo “Tiềm năng ứng dụng công nghệ bầu tự hủy (Ellepot) trong ươm giống cây Nông - Lâm nghiệp tại Việt Nam”

21/07/2023

Sáng ngày 19/7/2023, Ban Quản lý TW các dự án Lâm nghiệp đã tổ chức hội thảo “Tiềm năng ứng dụng công nghệ bầu tự hủy (Ellepot) trong ươm giống cây Nông - Lâm nghiệp tại Việt Nam”, thuộc dự án “Phục hồi và Quản lý bền vững rừng ngập mặn vùng đồng bằng sông Hồng” (Dự án KFS) tại hội trường của Ban. Tham dự hội thảo có Ông Đỗ Quang Tùng, Q. Trưởng ban, Giám đốc dự án KFS, Ông Lee Jeong-Ho Cố vấn trưởng dự án KFS; Ông Byeong Han Yoon, Công ty TNHH Sungro horticulture Hàn Quốc và các đại biểu đến từ Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình, Trường Đại học Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Vườn quốc gia Ba Vì.

Các nhà khoa học tham dự hội thảo

Ông Byeong Han Yoon đại diện nhóm nghiên cứu đã trình bày cụ thể về công nghệ bầu tự hủy (Ellepot) trong ươm giống cây Nông - Lâm nghiệp đã được áp dụng tại nhiều nơi trên thế giới.

Ông Byeong Han Yoon đại diện nhóm nghiên cứu đã trình bày báo cáo

Vườn ươm giống cây sử dụng bầu tự huỷ và phân loại cây giống trong bầu tự huỷ

Báo cáo nhấn mạnh những ưu điểm của bầu tự hủy như: (1) Có lợi cho sự phát triển của cây con; (2) Thời gian trồng cây được rút ngắn; (3) Tỷ lệ sống tăng (ghi nhận đến 99%  ở Canada); (3) Cây trồng sinh trưởng, phát triển nhanh sau khi trồng; (4) Hạn chế rác thải nilon ảnh hưởng đến môi trường; (5) Có thể tự động hóa, tăng năng suất tạo bầu; (6) Phù hợp với nhiều loài cây như cây lấy gỗ, cây ngập mặn, cây thuốc, cây cảnh… 

Cây giống ươm trong bầu tự hủy (a) và bầu nilon thông thường (b)

Các nhà khoa học đều nhất trí với những ưu điểm của công nghệ bầu tự hủy (Ellepot). Đặc biệt là tăng khả năng sống của cây trồng, giảm thời gian thi công và hạn chế rác thải nilon ảnh hưởng đến môi trường. Điều này rất phù hợp với trồng cây ngập mặn do điều kiện lập địa thưởng bất lợi và thời gian thi công ảnh hưởng bởi thủy triều.

Tuy nhiên, giá thành cao là một trong những trở ngại để nhân rộng công nghệ này tại Việt Nam. Đặc biệt việc đầu tư dây chuyền tự động hóa sản xuất tạo bầu. Do đó cần cân nhắc giữa chi phí và lợi ích thiết thực mà công nghệ bầu tự hủy mang lại  trong ươm giống cây Nông - Lâm nghiệp tại Việt Nam tại mỗi dự án cụ thể. Các nhà khoa học cũng đề xuất nếu không thể đầu tư dây chuyền tự động hóa thì có thể xem xét đầu tư từng công đoạn của công nghệ bầu tự hủy này.

TS. Nguyễn Minh Đức - PVT Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình (người ngồi thứ hai từ trên xuống, dãy bàn bên phải) thảo luận cùng các nhà khoa học tại hội thảo

    Người viết: ThS. Nguyễn Nguyên Hằng

Trung tâm Sinh thái bảo vệ hồ chứa nước

Bài viết khác

Tin mới nhất