TextBody
, 22/01/2025
Giải pháp sinh thái - Tái tạo thông minh - Công trình bền vững
vn eng
Giải pháp sinh thái - Tái tạo thông minh - Công trình bền vững

Khảo sát, đánh giá hiện trạng cây Dã hương tại xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

06/07/2017

(WIP) - Nhận được lời mời của UBND tỉnh Bắc Giang, ngày 06/7/2017, Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình đã cùng tham gia vào đoàn khảo sát gồm các sở, ngành, địa phương tỉnh Bắc Giang khảo sát, đánh giá hiện trạng cây Dã Hương tại xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.

Cây Dã Hương nằm kề ngay sau một ngôi đình cổ Viễn Sơn, được coi là cây Dã Hương già nhất thế giới. Theo các cụ quản lý đình Viễn Sơn cho biết Vua Lê Cảnh Hưng (1740-1786) đã sắc phong là cây Dã Hương to đẹp nhất nước. Hiện nay cây Dã Hương được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích cấp Quốc gia năm 1989 và trở thành một trong những điểm tham quan được nhiều du khách lựa chọn. Tuy nhiên, trải qua hàng trăm năm nên thân cây bắt đầu có hiện tượng mục, rỗng bên trong. Đây là một cây cổ thụ quý hiếm, có ý nghĩa to lớn không chỉ với tỉnh Bắc Giang mà trên toàn quốc, vì vậy rất được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh Bắc Giang nói riêng và của cả nước nói chung.

Đoàn khảo sát đã ghi nhận một số thông tin về cây Dã Hương tại thời điểm hiện tại:

Chiều cao cây khoảng 35m.

Chu vi gốc cây ở sát mặt đất là 11,7m, chu vi ở điểm cao ngang ngực là 8,4m.

Chiều rộng tán cây chỉ còn khoảng 30m.

Cây có 4 cành cấp 1 đã bị gãy, trong đó có cành cụt hẳn, 3 cành còn lại đoạn gốc dài 1,5 đến 3m. Các cành đã gãy, phần còn lại đều bị rỗng, chỉ còn phần gỗ còn cứng ở bên ngoài tạo sự cổ kính của cây.

Phần thân cây bị rỗng có đường kính khoang rống trung bình khoảng 1,5m, chiều cao khoang rỗng khoảng 5,5m, nơi có lỗ hở ra ngoài phần gỗ còn lại dày từ 10-30cm.

Tổ mối lấy ra từ khoang rỗng trong thân cây Dã Hương

Vỏ thân cây không còn bọc kín thân, nơi có phần vỏ đã bị chết để lộ phần gỗ chết có chu vi tới 5,9m, phần gỗ còn lại ở sát mặt đất chỉ dày khoảng 3-5cm, phần gỗ chết còn lại này tạo vật che kín khoang rỗng mang lại cảm giác thân cây còn khỏe, cây còn vững chãi cần được bảo tồn. Trong phần vỏ cây bị chết rộng 5,9m này có 2 điểm còn có vỏ thân cây sống rộng khoảng 5-10cm, bên dưới còn có rễ cây sống với đường kính khoảng 5m.

Đoàn khảo sát đã ghi nhận được một số loài sâu hại cây Dã Hương gồm: mối đất (Odontotermes), mối gỗ ẩm (Coptotermes), nấm mục, rệp muội đen, sâu cước, sâu cước là sâu đã từng phát triển thành dịch, ăn trụi lá cây Dã hương. Hiện Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình đang triển khai viết đề xuất giải pháp bảo tồn cây Dã Hương gửi sở Khoa học Công nghệ tỉnh Bắc Giang phê duyệt./.

ThS. Trần Thị Thu Huyền

Trung tâm Nghiên cứu Phòng trừ mối

Bài viết khác

Tin mới nhất