TextBody
, 09/01/2025
Giải pháp sinh thái - Tái tạo thông minh - Công trình bền vững
vn eng
Giải pháp sinh thái - Tái tạo thông minh - Công trình bền vững

Khảo sát, đánh giá hiệu quả làm việc của hệ thống Tường mềm giảm sóng và đai cây bán ngập bảo vệ tuyến đê Mang Rổ - Phú Thuận, tỉnh Cà Mau

03/09/2017

(WIP) - Ngày 3/9/2017, Viện Sinh Thái và Bảo vệ công trình đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau cùng đi kiểm tra, đánh giá hiệu quả của hệ thống công trình tường mềm giảm sóng và đai cây bán ngập nhằm chắn sóng, chống sạt lở cho tuyến đê Mang Rổ - Phú Thuận thuộc khuôn khổ Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi tiểu vùng X Nam Cà Mau do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm cấp quyết định đầu tư.

 

Thực trạng xói lở tuyến đê trước khi thi công

Giải pháp bảo vệ bờ này là kết quả nghiên cứu sử dụng vât liệu địa phương (cừ tràm, bó cành tre) để tạo thành tuyến tường có nhiệm vụ giảm khả năng hình thành cung trượt trên mái và giảm sóng tác dụng lên mái đê, kết hợp với nghiên cứu lựa chọn trồng loài cây bán ngập thích hợp để tăng tốc độ cố kết của đất đắp trên mái đê.

 

Hình ảnh tuyến đê một tháng sau khi áp dụng giải pháp

Đoàn công tác đánh giá cao về kết quả đạt được của giải pháp như: (i) Tỷ lệ cây sống tại thời điểm đánh giá rất cao (đạt trên 97%); (ii) Loài cây được lựa chọn để trồng trên mái đê sinh trưởng và phát triển tốt, sau sáu tháng bộ rễ đã phát triển mạnh mẽ, có xu hướng đan lại với nhau tạo thành lớp lưới tự nhiên làm tăng tốc độ cố kết và làm chặt đất nền; (iii) Hiện tượng sạt lở mãi đê được bảo vệ bởi tuyến tường mềm và đai cây bán ngập không còn nữa.

Những đánh giá trên cho thấy giải pháp xây dựng tường mềm giảm sóng, trồng cây bán ngập bảo vệ tuyến đê Mang Rổ -  Phú Thuận đã phát huy được hiệu quả đầu tư cả về mặt kinh tế và xã hội. Giải pháp công trình có giá thành đầu tư xây dựng thấp, biện pháp thi công không phải sử dụng đến trang thiết bị máy móc lớn, sử dụng vật liệu xây dựng tự nhiên thân thiện với môi trường và có thể ứng dụng rộng rãi trên hệ thống sông, kênh, rạch không chỉ riêng địa bàn tỉnh Cà Mau mà có thể nhân rộng trên toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

ThS. Hoàng Thị Linh Giang

 Trung tâm Sinh học Bảo vệ đê

Bài viết khác

Tin mới nhất