(WIP) Tháng 03/2023, Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình đã tổ chức chuyến đi khảo sát điều tra thực địa lần thứ nhất của đề tài cấp nhà nước: “Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp công nghệ thủy lợi - lâm nghiệp kết hợp phục hồi và phát triển rừng ngập mặn tại Khu dự trữ sinh quyển sông Hồng” do TS. Đỗ Quý Mạnh làm chủ nhiệm đề tài. Địa điểm khảo sát tại khu vực ven biển 03 tỉnh: Ninh Bình, Nam Định và Thái Bình thuộc Khu dự trữ sinh quyển sông Hồng.
Với mục tiêu xây dựng được các giải pháp khoa học và công nghệ thủy lợi – lâm nghiệp kết hợp nhằm phục hồi và phát triển rừng ngập mặn tại Khu dự trữ sinh quyển sông Hồng, trong đợt thực địa lần thứ nhất, nhóm nghiên cứu đã thu thập các số liệu về: Hiện trạng cây ngập mặn tại 03 khu vực nghiên cứu là bãi bồi, khu vực nuôi trồng thuỷ sản và khu vực rừng ngập mặn bị suy thoái; Điều tra đặc điểm lập địa; Xác định đặc điểm sinh vật hại rừng ngập mặn; Thu thập các mẫu đất và mẫu nước và Thiết lập các trạm đo địa hình và đo sóng gần bờ… tại các khu vực nghiên cứu. Bên cạnh đó, đề tài đã tiến hành điều tra và phỏng vấn về dân sinh, kinh tế - xã hội của các địa phương có rừng ngập mặn gắn với sinh kế của người dân.
Đoàn khảo sát thực địa cũng đã làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương khu vực nghiên cứu để chia sẻ, thu thập các thông tin về tình hình quản lý, phục hồi và phát triển rừng ngập mặn
Thực hiện điều tra lâm học tại rừng ngập mặn khu vực ven biển huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Thu thập mẫu đất tại rừng ngập mặn huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Thiết lập trạm đo để khảo sát địa hình tại VQG Xuân Thủy, tỉnh Nam Định
Thiết lập trạm đo sóng khu vực nghiên cứu huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
Hà (Chthamalus stellatus) hại cây Trang (Kandelia obovata) tái sinh ở bãi bồi huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
Người dân địa phương đánh bắt thủy sản tự nhiên tại bãi bồi ven biển huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Kết quả khảo sát bước đầu của đề tài đã thu thập được tương đối đầy đủ những số liệu cần thiết về hiện trạng rừng ngập mặn, những điều kiện tự nhiên và con người ảnh hưởng đến rừng ngập mặn, làm cơ sở khoa học để thực hiện những bước nghiên cứu tiếp theo của đề tài./.
Người viết: ThS. Lê Nguyên Kha
Trung tâm Sinh học Bảo vệ đê
Tin mới nhất