TextBody
, 07/01/2025
Giải pháp sinh thái - Tái tạo thông minh - Công trình bền vững
vn eng
Giải pháp sinh thái - Tái tạo thông minh - Công trình bền vững

Một số kết quả điều tra, khảo sát thực địa lần thứ 2 đề tài: “Nghiên cứu giải pháp khoa học công nghệ để phục hồi và phát triển rừng ngập mặn ven biển Nam Trung bộ nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu”

23/10/2018

(WIP) - Trong thời gian từ ngày 06/10/2018 đến ngày 21/10/2018, Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình đã tổ chức điều tra, khảo sát thực địa lần thứ 2 tại khu vực ven biển Nam Trung Bộ từ Quảng Nam đến Bình Thuận. Đây là một trong những nội dung chính thực hiện trong năm 2018 của đề tài “Nghiên cứu giải pháp khoa học công nghệ để phục hồi và phát triển rừng ngập mặn ven biển Nam Trung Bộ nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu” thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ ứng phó biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và môi trường giai đoạn 2016 - 2020.

 Mục đích của công tác điều tra khảo sát thực địa lần này để thu thập, thu thập bổ sung số liệu liên quan để phục vụ các nội dung của đề tài như: Nghiên cứu đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực ven biển Nam Trung Bộ; Nghiên cứu bổ sung về hiện trạng rừng ngập mặn ven biển Nam Trung Bộ; Nghiên cứu chọn giống cây ngập mặn phù hợp với khu vực Nam Trung Bộ và diễn biến của biến đổi khí hậu …. Đặc biệt là việc nghiên cứu lựa chọn vị trí xây dựng 02 mô hình trồng, chăm sóc rừng ngập mặn ở khu vực Nam Trung Bộ.

Hình 1. Điều tra sinh trưởng rừng ngập mặn tại đầm Đề Gi, tỉnh Bình Định

Hình 2. Rừng ngập mặn sau 1 năm bị ảnh hưởng của bão Damrey (2017) tại thôn Tân Đảo, xã Ninh Ích, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa

Hình 3. Tạo lạch neo đậu tàu thuyền ảnh hưởng đến cây ngập mặn tại thôn Ba Đăng, xã Tân Hải, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận 

Hình 4. Khai thác thủy sản tại khu vực đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định

Hình 5. Người dân khai thác thủy sản tại khu vực đầm Nại, xã Phương Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận 

Hình 6. Hà hại cây Mắm đen (Avicennia officinalis) tại đầm Đề Gi, tỉnh Bình Định

Hình 7. Thu mẫu quả cây Mắm biển (Avicennia marina) phục vụ công tác nhân giống cây ngập mặn tại thôn Đông Xuân, xã Tam Giang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam

Kết quả điều tra, khảo sát đã bổ sung số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cũng như nguồn lợi và thực trạng khai thác thủy sản trong rừng ngập mặn tại khu vực. Kết quả cũng xác định một số nguyên nhân gây suy giảm rừng ngập mặn: do yếu tố tự nhiên, con người và tác động của biến đổi khí hậu, xác định các nhóm sinh vật gây hại chính rừng ngập mặn … và một số yếu tố khác để phục vụ công tác xây dựng bản đồ hiện trạng rừng ngập mặn tại khu vực. Ngoài ra, nhóm khảo sát cũng tiến hành lựa chọn vị trí xây dựng 02 mô hình trồng, chăm sóc rừng ngập mặn và thu thập vật mẫu cây ngập mặn để phục vụ nghiên cứu chọn giống cây ngập mặn cho khu vực Nam Trung Bộ.

Kết quả điều tra, khảo sát thực địa là cơ sở khoa học để tiếp tục thực hiện các nội dung nghiên cứu của đề tài nhằm phục hồi và phát triển rừng ngập mặn khu vực ven biển Nam Trung Bộ nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.

Người viết: Nguyễn Nguyên Hằng
Trung tâm Sinh thái Bảo vệ hồ chứa nước

Bài viết khác

Tin mới nhất