(WIP) - Mối Coptotermes bị xem là đối tượng gây hại công trình kiến trúc.
Hình ảnh bao bì sản phẩm bả Mobahex 7.5RB
Để hạn chế những thiết hại do những loài mối thuộc giống này gây ra, Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình nghiên cứu ra công thức bả diệt mối BDM10. Tuy nhiên, bả có yếu điểm là nhanh mốc nên hiệu quả xử lý mối bị hạn chế khi đặt trong thời gian dài ở ngoài hiện trường và một số thành phần cấu thành chất nền bả gây khó khăn trong việc sản xuất. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu cải tiến bả BDM10 thành một loại bả mới có tên là Mobahex 7.5RB. Thành phần bả Mobahex 7.5RB gồm bột nấm A, bột bã mía, bột keo, đường và họat chất hexaflumuron (0.75%). Bả đã được thử nghiệm ở trong phòng thí nghiệm cũng như ngoài hiện trường. Kết quả thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy bả Mobahex 7.5RB gây chết 100% mối sau 17 ngày. Thời gian gây chết 50% (LT50) của bả ở liều lượng 0,3g/300 cá thể trong 198 giờ (dao động từ 175-231 giờ). Hiện tượng mốc xuất hiện lâu hơn nhiều so với bả cũ. Kết quả thử nghiệm ngoài hiện trường cho thấy 100% công trình thử nghiệm đều không còn mối và chỉ có 3/13 công trình xuất hiện mốc ở lượng bả còn lại sau khi xử lý. Lượng bả sử dụng trung bình cho mỗi công trình là 226g và thời gian xử lý trung bình là 39 ngày. Bả Mobahex 7.5RB diệt mối hiệu quả và có ưu điểm hơn bả BDM10 là dễ sản xuất và lâu mốc hơn. Bả được Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và PTNT cấp giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật (số đăng ký: 6552/CNĐKT-BVTV). Hiện nay, bả Mobahex 7.5RB đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép sử dụng ở Việt Nam (tại thông tư số 03/2018/BNNPTNT ngày 09/02/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam).
Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật do Cục bảo vệ thực vật cấp
Người viết: ThS. Nguyễn Thị My
Phòng thí nghiệm Sinh hóa và Diệt trừ mối
Tin mới nhất