(WIP) - Hiện nay, tỉnh Sơn La có trên 11.700 ha cà phê, trong đó gần 9.000 ha cho sản phẩm, tập trung chủ yếu ở huyện Mai Sơn, Thuận Châu và Thành phố, chiếm 95% diện tích cà phê toàn tỉnh. Tuy nhiên, tỉnh cũng đang phải đối mặt với một số loài sinh vật gây hại cho loài cây công nghiệp này, trong đó, mối là một trong những đối tượng
gây hại nghiêm trọng. Mối không chỉ gây hại bằng cách đắp đất lên thân, gặp mòn vỏ cây mà chúng còn cắn đứt rễ, đục rỗng thân cây, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của như sản lượng của sản phẩm. Trong quá trình hợp tác nghiên cứu với chuyên gia của Trường đại học Kyoto (Nhật Bản), chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu xác định loài mối mối gây hại cây cà phê ở các vườn có tuổi trồng khác nhau (2 tuổi, 4 tuổi, 7 tuổi và 10 tuổi) tại xã Chiềng Sinh và xã Chiềng Mai, tỉnh Sơn La. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 13 loài mối thuộc 9 giống, 3 phân họ trong khu vực nghiên cứu. Trong đó, hai loài gây hại chính là Microtermes pakistanicusvà Odontotermes proformosanus. Hai loài này đều được tìm thấy ở các vườn cà phê và số lượng mẫu thu được của mỗi loài đều chiếm tỷ lệ cao so với tổng số mẫu thu được trong khu vực nghiên cứu (tỷ lệ số mẫu bắt gặp trung bình tương ứng của hai loài gây hại là 26% (dao động từ 11% đến 52% ở các vườn) và 22% (dao động từ 17 đến 30% ở các vườn).Chúng đều là những loài mối thuộc nhóm mối có vườn cấy nấm (Macrotermitinae). Giải pháp phòng trừ những loài mối này đang được sử dụng phổ biến là biện pháp phun thuốc hóa học nhưng biện pháp sử dụng bả là biện pháp được xem là hiệu quả, thân thiện với môi trường và đang được nghiên cứu hoàn thiện để áp dụngcho những loài mối thuộc nhóm này.
ThS. Nguyễn Thị My
Phòng thí nghiệm Sinh hóa và Diệt trừ mối
Tin mới nhất