TextBody
, 09/01/2025
Giải pháp sinh thái - Tái tạo thông minh - Công trình bền vững
vn eng
Giải pháp sinh thái - Tái tạo thông minh - Công trình bền vững

Thành phần loài và sự phân bố của mối tại ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế

24/09/2017

(WIP) - Dải đất từ Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế là dải đất hẹp nhất của Việt Nam. Khu vực này có sinh cảnh đa dạng, là nơi chuyển giao khí hậu giữa khu hệ Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ, vừa có đặc trưng của địa hình núi đá vôi với các thung lũng hẹp như Phong Nha - Kẻ Bàng, có vùng đất màu mỡ như thị trấn Khe Sanh, lại có địa hình đá Granite với một số vùng phủ các đá sa thạch, sườn dốc như khu vực Bạch Mã. Sự đa dạng cảnh quan, địa hình đã tạo nên sự đa dạng về sinh học, nhiều loài động thực vật quý hiếm được phát hiện ở các vườn Quốc gia và khu bảo tồn ở Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Các điều tra về đa dạng, nhất là đa dạng loài động vật có xương sống, thực vật, côn trùng đã được triển khai, đặc biệt là các nghiên cứu về mối.

Trong khuôn khổ thực hiện nhiệm vụ cấp Viện của Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình “Điều tra xác định thành phần loài mối từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế”, chúng tôi đã tiến hành hai đợt điều tra mối tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn, khu rừng trồng và một số khu dân cư thuộc khu vực nghiên cứu trong tháng 4 và tháng 9 năm 2016. Kết quả đã xác định được 84 loài thuộc 22 giống, 8 phân họ và 3 họ. So với các kết quả nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này đã ghi nhận bổ sung 27 loài và 3 giống phân bố ở tỉnh Quảng Bình, 2 loài và 2 giống ở tỉnh Quảng Trị và 6 loài cho tỉnh Thừa Thiên Huế. Khi phân tích sự phân bố của mối theo các sinh cảnh hay các dải độ cao khác nhau, kết quả cho thấy rằng: rừng thứ sinh có số loài nhiều nhất (62 loài, chiếm 73,81% tổng số loài thu được ở khu vực nghiên cứu), tiếp đến là rừng nguyên sinh (41 loài, chiếm 48,81%), rừng trồng (34 loài, chiếm 40,48%) và khu dân cư có số lượng loài ít nhất (23 loài, chiếm 27,38%); dải độ cao 300-700m có số loài nhiều nhất (52 loài, chiếm 61,90% tổng số loài trong khu vực nghiên cứu), tiếp đến là dải độ cao <300m (41 loài, chiếm 48,81%) và dải độ cao 701-1000m (38 loài, chiếm 45,23%). Ở dải độ cao >1000m có số loài mối ít nhất (21 loài, chiếm 25,00% tổng số loài điều tra). Đây là kết quả nghiên cứu mới nhất, đầy đủ nhất về thành phần loài và phân bố của mối cho 3 tỉnh Miền Trung Việt Nam./.

Người viết: Nguyễn Thị My

 Phòng thí nghiệm Sinh hóa và Diệt trừ mối

Bài viết khác

Tin mới nhất